maytinh.jpg http://forexcafe.vn/images/stories/fx/dienthoai.jpg

Saturday 18 February 2012

Các dạng sàn giao dịch Broker

Đôi khi thật khó để đưa ra quyết định chọn môi giới để mở tài khoản giao dịch, có quá nhiều môi giới, và khi thị trường trở nên phổ biến hơn chúng ta sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn. Hầu hết trong số họ có các tính năng khác nhau, khả năng, điểm yếu và lợi thế, vì lý do này tôi đã tạo ra một danh sách kiểm tra có thể giúp bạn quyết định nhà môi giới để sử dụng cho cuộc phiêu lưu ngoại hối của bạn.
Brokers ra đời để cho phép những ai có vài $ trở lên là có thể tham gia, khi đó nó cung cấp cho bạn một LERVERAGE từ 1:100 - 1:500, nghĩa là bạn được tạm ứng ko phải nợ, và nó sẽ thu từ bạn phí Spreads ( khoảng mua vào / bán ra), Swap ( phí qua đêm), commisson... Từ đó bạn ko có nhiều $ nhưng vẫn có được những quyền lợi tham gia bình đẵng cũng như tiêu chí mau ăn chóng thua...

1. Phân loại Broker
Trước khi đi sâu tìm hiểu từng loại hình Broker, tôi muốn giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ thường dùng để mô tả các loại hình Brokers hiện có, nhằm giúp bạn dễ đánh giá và nhìn nhận loại hình broker mà bạn đang giao dịch là loại nào.

Dealing Desk:

Là loại broker thực hiện lệnh của bạn thông qua điểm nhận lệnh và báo mức Spread đã được ấn định trước. Dealing Desk broker thu lợi nhuận từ các mức Spread đã được họ ấn định trước, đồng thời họ còn giao dịch ngược lệnh & đối trọng với khách hàng.

Những DD broker này được gọi là market maker – người làm giá. Họ đích thị là người làm giá, tạo thị trường cho khách hàng, ví dụ như khi bạn muốn đặt lệnh bán, họ sẽ mua vào, khi bạn muốn đặt lệnh mua, hó sẽ bán. Do đó, họ luôn thực hiện lệnh đối trọng với khách hàng, và vì vật họ tự”tạo thị trường”.

Do đó,bạn sẽ chẳng bao giờ thấy được mức giá thật sự của thị trường, và vì vậy là cơ hội cho các broker này thao túng thị trường, tự làm giá….để khớp lệnh khách hàng của họ.

NDD — No Dealing Desk — NDD Forex brokers này sẽ giúp các lệnh giao dịch của bạn đi thẳng trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng mà không phải qua dealing desk báo giá. Những broker NDD thật sự, sẽ không có chuyện “báo giá lại – requotes” cho các lệnh giao dịch của bạn, và tính chất khớp lệnh & xác nhận lệnh rất nhanh, không bị trì hoãn như DD broker. Và điều đặc biệt nữa là cho phép bạn giao dịch theo tin, không hạn chế.

NDD broker có thể hoặc tính phí hoa hồng giao dịch(rất thấp) và giữ nguyên spread của thị trường liên ngân hàng, hoặc tăng Spread, không tính phí hoa hồng.

No Dealing Desk brokers bao gồm cả 2 loại. vừa là STP hay ECN+STP.

Các bạn xem hình minh họa bên dưới


STP — Straight Through Processing — STP Forex brokers nghĩa là những broker này sẽ gởi lệnh trực tiếp của khách hàng trực tiếp lên hệ thống các nhà cung cấp thanh khoản – như các ngân hàng – cũng giao dịch như khách hàng trên hệ thống liên ngân hàng – Interbank. Đôi khi các STP broker chỉ có duy nhất một nhà cung cấp thanh khoản, nhưng có khi có nhiều hơn. Càng có nhiều ngân hàng và thanh khoản trong hệ thống, lệnh của khách hàng càng dễ khớp với giá tốt hơn.

Nhưng điều quan trọng là bạn có thể giao dịch trực tiếp và thật sự trên thị trường mà không phải bị can thiệp bởi broker.

ECN — Electronic Communications Network — ECN Forex brokers cũng giống như STP, nhưng ngoài ra còn cho phép lệnh giao dịch của bạn có thể tương tác với các lệnh của khách hàng khác.

ECN Forex broker tạo ra thị trường, là nơi các thành phần tham gia giao dịch(như các ngân hàng, market maker, các nhà đầu tư) giao dịch đối ứng với nhau, với các mức bid/ask rất cạnh tranh trong hệ thống. Vì các thành phần tham gia tương tác với nhau trong hệ thống, do đó sẽ có được mức giá rất rẻ, và tất cả các lệnh giao dịch được khớp thật sự giữa các bên. Tuy nhiên, những broker này cũng có thể tính phí hoa hồng đối với các lệnh giao dịch của bạn(nhưng rất rẻ).

Đôi khi các STP broker nói họ cũng là dạng ECN broker, nhưng thực tế là một ECN broker thật sự thì phần mềm giao dịch của họ phải thể hiện các mức thị trường(Depth of the market – DOM). Ví dụ level I hay level II, nhằm giúp khách hàng thể hiện khối lượng giao dịch của họ trong hệ thống, đồng thời cho phép những khách hàng khác khớp các lệnh này.

Với ECN broker, bạn có thể thấy tính thanh khoản và các lệnh được thực hiện trên thị trường.

2. Các tiêu chí và kinh nghiệm:

3.1/- không chọn brokers tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Vì hiện tại Vn chưa cho phép thị trường fx hoạt động, dễ hiễu cũng vì nền kinh tế nước ta chưa đủ mạnh, open thị trường này sẽ có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế, và chính phủ nhận thấy hiện tại chưa phải là thời điểm thuận lợi và họ sẽ cân nhắc khi nào là thời điểm quan trọng đó. Từ điều này, fx tại vn vẫn là hiện trạng vi phạm PL, do đó brokers xuất hiện chẵng qua là hoạt động CHUI mà thôi, khi đó họ có "Động" là "nhổ neo" liền, bạn coi chừng bị tổn thất, chưa nói chuyện họ vi phạm hợp đồng trắng trợn bạn cũng ko làm được gì, bạn ko thể kiện vì bạn vốn đã là sai phạm khi tham gia mà.

3.2 - KHông chọn các brokers không tham gia các tổ chức bảo vệ quyền lợi khách hàng, thiếu tính phổ biến.

Broker nào cũng muốn chơi xấu khách hàng một cách bí mật để kiếm thêm khá nhiều lợi tức, mà không bị các khách hàng còn lại bỏ chạy. Chính vì thế các nhà sáng lập, quản lý thị trường đã cấp phép cho broker hoạt động thì cũng tính đến khả năng này, và từ đó xuất hiện các tổ chức bảo vệ quyền lợi khách hàng để chặn những con đường ăn gian từ họ như NFA, CFTC (commodities), ARIF, SFDF...
(bạn tự tìm hiểu thêm về điều này nhé, tôi chỉ giới thiệu sơ lược)
Vd: FXSOL.com, interbankfx.com, saxobank.com có tham gia tổ chức bảo vệ uy tín. Còn finotec.com, marketiva.com ... là ko có tham gia bất cứ tổ chức bảo vệ nào, khi đó bạn bị ăn gian, chơi xấu bạn cũng không thể kiện ở đâu được.

3.3- căn cứ vào kinh nghiệm của người đi trước về đặc điểm của từng brokers.
Dựa vào chia sẽ của những người đã trãi nghiệm với brokers nào đó trong thời gian dài, họ sẽ biết được nhiều ưu/khuyết của brokers đó. Đó chính là điều bổ ích rất rất nhiều cho bạn khi chọn lựa brokers. Nó thật quý giá đó bạn.

3.4- Broker chơi đẹp hay xấu như thế nào là phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh riêng của họ, mà điều này ta chỉ có thể suy đoán chứ ko biết được. Nên từ đó ta có thêm một số kinh nghiệm khéo léo rút ra từ thực tiễn như sau:
-Không nên đầu tư với brokers quá 10 ngàn USD.
Nếu bạn chỉ là cá nhân bình thường, bạn không nên đầu tư nhiều hơn 10k usd cho 1 broker. Vì nếu bạn chơi mà thắng nhiều nữa thì chắc chắn bạn sẽ là đối tượng mà họ luôn theo sát, họ phải hạn chế sự phát huy này của bạn, vì bạn đã gây ảnh hưởng đến lợi tức của họ.
bạn muốn đầu tư nhiều $ thì sao??? à không hề có vấn đề gì, bạn chia ra nhiều phần, mỗi phần tối đa là 10K mà thôi ( từ kinh nghiệm cho ta chọn lựa con số 10K ) và rãi nhiều brokers. Bạn đầu tư vài trăm $, thì không phải lo lắng gì, chẵng có broker nào chơi xấu bạn cả.
Ngoài ra còn một số cách khác niếu muốn đầu tư nhiều $ vào cùng một brolers, cùng một tài khoản. bạn sẽ được trao đổi sao.

3. Kiểm tra
Trong giai đoạn này, chúng ta nên kiểm tra danh sách cuối cùng của bạn, đầu tiên trên một tài khoản demo để xem nó hoạt động như thế nào, nếu nó phù hợp với phong cách kinh doanh của bạn và hệ thống của bạn. Nếu bạn đang hài lòng với kết quả, sau đó cố gắng cùng một nền tảng với các khoản tiền giới hạn để xem làm thế nào nó thực hiện trên các giao dịch thực tế. Nếu bạn hài lòng một lần nữa sau đó mở tài khoản giao dịch đầy đủ của bạn với người môi giới đã chọn .
Tôi hy vọng danh sách kiểm tra này giúp tất cả các bạn có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn nhà môi giới.

Older Post:

Newer Post:

BACK TO TOP